0 Comments

Làm sao cải thiện tính tập trung và sự kiên định

Đây là một webinar Tú tham dự vào ngày 3-4/9/2020 do Diviners Việt Nam tổ chức trên zoom.

Thiệt ra thì đây là một chủ đề rất là thú vị. Vì khi cuộc sống ngày càng phát triển với nhiều công nghệ và thông tin hơn, ai cũng muốn nhiều hơn - nhanh hơn - lớn hơn. Thì sự tập trung trong công việc và kiên định tới mục tiêu là những "món hàng xa xỉ" ít người có.

Ít có, nên cần đi tìm. Đó là lý do Tú tham gia webinar này.

Trước đó Tú chưa hề biết tới Diviners Việt Nam cũng như Master Ojas Oneness. Vậy nên trong bài viết này chỉ với mục đích tổng hợp lại những kiến thức mình học được trong chương trình, cũng như vài nhận xét cá nhân của bản thân dưới góc nhìn là người lần đầu biết tới và tham dự.

More...

Sự tập trung

Sự tập trung đến từ tĩnh lặng bên trong nội tâm mình. Càng tĩnh lặng, càng tập trung. Thiền định và quan sát hơi thở làm một bài tập tĩnh lặng tốt.

Để mình có thể tập trung hơn, điều chúng ta phải làm không phải là cố gắng dùng ý chí để ép mình chú tâm làm điều gì đó, mà chúng ta cần phá vỡ mô thức vội vã (Break the rush pattern).

Làm sao để phá vỡ mô thức vội vã?

Rush đến từ sự bất an. Bởi khi mình thấy bất an, mình sẽ trở nên vội vã để bảo vệ những gì mình đang có.

Be fast. But don't be rush.

Nhanh nhẹn là tốt. Điều mình cần lại hạn chế, hoặc ngắt quãng sự vội vã.

1. Không so sánh bản thân với người khác

Một trong những nguyên nhân gốc rễ của sự vội vã là do sự so sánh bản thân mình với người khác. Nhưng mà mỗi người đều riêng biệt, và đều được Thượng đế tạo ra một cách công bằng.

Hãy biết mình là độc nhất và không cần so sánh với ai khác.

2. Tách biệt bản thân khỏi những thông tin không cần thiết (unnecessary information)

Những thông tin không cần thiết là những thông tin không hữu ích cho sự giáo dục hay mục đích của bản thân.

Trên thế giới hiện nay có hàng tỷ tỷ thông tin, biết bao nhiêu cho hết?

Vậy nên đừng dành thời gian cho những chuyện gossip, tám nhảm về một người khác, nó không có lợi ích gì cho mình cả, chỉ thuần tuý là giải trí và thoả mãn trí tò mò của mình.

Khi chúng ta xen vào chuyện người khác, đó là lúc chúng ta đang thu thập những thông tin không cần thiết. Và chúng trở thành xáo nhiễu của bản thân.

Không nhìn. Không nghe. Không nói.

Học như 3 chú khỉ: Không nhìn, không nghe, không nói.

Đừng nghe những thông tin không hữu ích cho sự biến đổi của bản thân. 

Đừng nói những lời không giúp ích cho sự an yên, sự phát triển, hay sự hiện thực hoá của bản thân và người khác.

Đừng nhìn những thông tin làm mình xao nhãng khỏi mục tiêu.

Giữ chánh niệm cho bản thân. 

3. Thực hành thiền định để nâng cao tập trung

Khi bạn không bức khỏi sự vội vã, bạn thấy sự rõ ràng. Sự tĩnh lặng nội tâm. Sự chánh niệm. 

Thực hành thiền định có thể cải thiện sự tĩnh lặng và nâng cao tập trung hơn nữa.

Thiền định mỗi ngày trong khoảng thời gian bằng số tuổi của mình.

4. Tái lập trình tâm trí với những câu khẳng định đúng 

(Reprogram your being with right affirmation)

Nếu bạn muốn tập trung hơn thì tiềm thức của bạn phải hỗ trợ bạn. Nếu tiềm thức không hỗ trợ bạn, thì rất khó phát triển sự tập trung của mình.

Vậy tiềm thức là gì?

Bộ não có 2 phần: tiềm thức và ý thức. Và tiềm thức nhanh hơn rất nhiều so với ý thức. 

Tiềm thức của chúng ta cũng có xu hướng tiêu cực, và chối bỏ những thành công, kết quả hay lời khen của bản thân. Khi không được huấn luyện, bộ não mình dần được lập trình rằng chúng ta không giỏi, không tốt, không thành công.

Vậy nên chúng ta cần phải học cách tái lập trình tiềm thức của mình.

Tiềm thức cũng không biết thông tin nào là đúng hay sai, thật hay giả. Nó cứ tiếp nhận bất cứ điều gì bạn lặp đi lặp lại với nó.

Chính vì vậy, bạn có thể cài đặt lại tiềm thức của mình với những câu khẳng định tích cực.

Cụ thể, hãy thay đổi ngôn ngữ của mình khi nói, khi viết, và khi suy nghĩ:

  • Nói YES thay vì NO
  • Nói CAN thay vì CAN'T
  • Nói POSSIBLE thay vì IMPOSSIBLE
  • Nói THỂ KHẲNG ĐỊNH thay vì THỂ PHỦ ĐỊNH

Sự tập trung của bạn trôi đến đâu, năng lượng của bạn chảy về đó. Năng lượng chảy đến đâu, mong muốn nơi đó sẽ trở thành hiện thực.

5. Chân thành vui đùa với điều mình làm

Khi nghiêm túc, người chúng ta căng cứng, không thể tập trung được.

Con nít học rất nhanh, vì chúng thích đùa nghịch và thoải mái. Và khi thư giãn, thoải mái thì chúng ta thấy mọi thứ rõ ràng hơn.

Nghiêm túc (Serious) và Chân thành (Sincere) nhìn bên ngoài có vẻ giống nhau.

  • Serious = bạn muốn kiểm soát những điều bên trong và bên ngoài của mình
  • Sincere = bạn thật sự muốn cống hiến cho một điều gì đó mình đam mê

Be sincere, but don't be serious.

Sự vui đùa mang lại sự khai sáng (enlightened) cho bản thân. Vì sao?

Vì khi một người hiểu rằng cuộc đời là vô thường, trăm năm như một cái búng tay, thì chẳng có lý do gì phải quá nghiêm túc, cứ vui đùa thôi.

Hãy học những đứa trẻ. Chân thành, vui đùa tận hưởng với bất kì điều gì hay bất kì ai chúng quan tâm.

Nghiêm túc, Căng thẳng, Lo lắng, Bức bí chính là những triệu chứng của bệnh tật, và đó là lời cảnh báo là chúng ta CẦN VUI ĐÙA HƠN!

Có Vui đùa, Thư giãn, Chấp nhận mới mang lại sức khoẻ và an yên cho mình.

focus = chú tâm (hướng tâm trí cụ thể đến cái tinh tuý cốt lõi sự việc), concentration = tập trung (khả năng dồn suy nghĩ của mình vào một việc, giống như độ cô đặc của hoá chất vậy)

6. Trân trọng sự đau và sự đói

Khi đói bụng, thay vì thử lao vào ăn thật nhanh thật nhiều để thoả cơn đói. Hãy thử quan sát cơn đói đó trong 30 phút, cảm nhận nó, trân trọng nó, rồi hãy lấp bụng mình sau.

Tất nhiên là chúng ta không cần phải tự đi tìm sự đau (cả thể chất lẫn tinh thần), sự đói (vật lý lẫn tư tưởng). Nhưng nếu tình cờ nếu nó đến, thì hãy trân trọng nó.

Cũng đừng lúc nào cũng thoả mãn bản thân. Nếu mình luôn ở trong vùng thoải mái, thì sự tập trung và kiên định sẽ bị thui dột.

Giống như những yogi thực hành nhịn ăn, việc tỉnh thức và cảm kích những sự không thoải mái giúp chúng ta có thể luyện tập và củng cố tiềm thức của mình.

7. Thử thách mạo hiểm cho bản thân 

Khi bạn làm những điều bạn cảm thấy rủi ro cao hay nguy hiểm với bản thân (theo định nghĩa của chính bạn), mức độ tập trung của bạn tăng cao hơn nhiều.

Tất nhiên hãy an toàn. Nhưng hãy cho bản thân nhiều cơ hội để thử nghiệm những điều bạn cho là khó khăn, thử thách. Đừng ở mãi trong vùng an toàn.

8. Học một nhạc cụ 

Chơi nhạc giúp cải thiện sự tập trung của bạn.

9. Sử dụng cơ thể nhiều hơn

Nếu địa điểm gần, hãy đi bộ. Sử dụng cơ thể mình nhiều hơn, dùng tay chân nhiều hơn.

Cơ thể ù lì thì làm sao tâm trí tập trung được?

10. Dành thời gian với tần số thiên nhiên, hơn là điện tử 

Tần số điện tử không tốt cho bạn. Hãy giảm thiểu thời gian bên cạnh đồ công nghệ. Bạn có thể tắt điện thoại, hoặc tắt wifi khi đi ngủ buổi tối.

Đồng thời, dành nhiều thời gian với thiên nhiên hơn. Bao quanh bản thân với cây hoa cỏ lá. Thiên nhiên sẽ chữa lành cho bạn.

Lời kết

Kiến thức thì rất dễ thu thập. Nhưng nó không thay đổi cuộc sống của bạn. Kiến thức phải đi cùng với hành động chất lượng mới mang lại những biến đổi đến cuộc sống của bạn.

Knowledge + Quality Action = Transformation


Có thể bạn cũng thích:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>